1. Cầu thang xương cá là gì?
Cầu thang là một trong những công cụ giúp bạn di chuyển từ tầng này qua tầng khác. Ngoài yếu tố giúp bạn di chuyển thì cầu thang còn là một yếu tố tạo điểm nhấn trong nhà khá tốt. Vì thế, hiện nay có khá cầu thang được thiết kế với các hình dạng khác nhau để phù hợp hơn với kiến trúc nhà.
Vậy thì, cầu thang xương cá là gì? Đó là dạng cầu thang được thiết kế tương tự như đốt xương cá. Các bậc thang sẽ có khoảng cách với nhau và mở lớn tạo cảm giác thoáng đãng hơn. Và các bậc thang này sẽ được thiết kế với kích thước phù hợp với tổng thể kết cấu nhà.
2. Cầu thang xương cá được thiết kế từ những chất liệu nào?
Thị trường hiện nay có khá nhiều loại cầu thang được thiết kế từ nhiều chất liệu khác nhau. Như thế sẽ đáp ứng được nhu cầu trang trí, sử dụng cũng như khả năng kinh tế của bạn. Và bạn sẽ dễ dàng chọn được một mẫu cầu thang xương cá đẹp cho ngôi nhà của mình.
Trục chính của cầu thang thường là thép hộp dày được phủ sơn tĩnh điện. Bạn có thể chọn cầu thang từ các chất liệu khác như inox, gỗ, bê tông, sắt… Tùy thuộc vào khả năng tài chính và yêu cầu thiết kế để bạn lựa chọn cầu thang.
3. Cấu tạo cầu thang xương cá cụ thể ra sao?
Mỗi loại cầu thang đều có những cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, cầu thang với hình dạng như xương cá lại có cấu tạo khá đơn giản. Thậm chí là đơn giản hơn nhiều so với các loại cầu thang bê tông thường thấy. Các bản vẽ cầu thang xương cá thường có những bộ phận cơ bản sau
- Cầu thang xương cá có sống lưng chịu lực rất tốt
Vì cấu tạo và thiết kế như xương cá nên sống lưng cầu thang được xem là phần quan trọng nhất. Nó tương tự như cột sống của cơ thể con người giúp nâng đỡ toàn bộ các bộ phận khác. Vì thế, phần sống lưng cầu thang này phải được làm từ chất liệu thép hộp với khả năng chịu lực tốt nhất. Ngoài ra, bên ngoài sống lưng cầu thang này sẽ được phủ lớp sơn tĩnh điện chống gỉ để tăng độ bền.
- Cầu thang xương cá có các bậc thang bộ với độ dày khác nhau
Các bậc thang là bộ phận mà mọi người di chuyển thường xuyên nhất. Và những bậc thang này thường sẽ được làm từ các chất liệu nhẹ, dễ lắp ráp và có độ bền cao. Và tùy thuộc vào tổng thể thiết kế để chủ nhà lựa chọn độ dày mỏng khác nhau cho các bậc thang.
- Bộ phận liên kết giữa các bậc thang
Bộ phận này còn gọi là bản mạ thép, là yếu tố giúp kết nối và cố định các bậc thang với sống lưng chịu lực. Một phận của mạ thép được gắn vào bậc thang, phần còn lại được gắn vào tường. Bản mạ thép này sẽ gia cố độ chịu lực và độ bền cho cầu thang chắc chắn hơn.
- Lan can cầu thang
Lan can là bộ phận gắn liền với cầu các bậc thang, tạo sự an toàn cho người sử dụng. Các lan can thường được chọn làm từ các chất liệu khác nhau tùy vào thiết kế. Những lan can này phải tạo được sự an toàn và tăng được khả năng chịu đựng của cầu thang.
4. Cầu thang xương cá có những ưu điểm và nhược điểm nào?
Dù là cầu thang sắt xương cá hay cầu thang xương cá gỗ… thì đều có những ưu điểm và nhược điểm. Vậy thì các ưu và nhược điểm cụ thể của chúng là gì?
Ưu điểm
- Loại cầu thang này được thiết kế với nhiều kiểu dáng đa dạng, phong phú. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào thiết kế của ngôi nhà, công trình xây dựng.
- Cầu thang có độ bền cao nhờ sử dụng các chất liệu như inox, sắt, thép, gỗ…
- Giúp tiết kiệm không gian bởi những kiến trúc nhỏ cũng có thể sử dụng loại cầu thang này.
- Có độ thẩm mỹ cao vì đây là loại cầu thang có thiết kế hiện đại, cá tính và dễ vệ sinh.
Cầu thang xương cá được làm theo phương pháp như thế nào?
Bạn có thể tự làm và lắp ráp cầu thang cho ngôi nhà với 5 bước cơ bản sau
Bước 1: Chọn vật liệu chính để làm cầu thang
Tùy thuộc vào khả năng tài chính và yêu cầu thiết kế để lựa chọn chất liệu. Bạn nên lưu ý rằng, chất liệu tốt sẽ giúp bạn có được cầu thang chất lượng và an toàn nhất.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vị trí được chọn làm nơi lắp ráp cầu thang
Việc vệ sinh sạch sẽ trước vị trí đặt cầu thang sẽ giúp gia tăng độ dính của các bậc thang. Điều này cũng giúp quá trình lắp ráp được sạch sẽ hơn.
Bước 3: Lắp khung sườn cầu thang
Khung sườn là bước thao tác quan trọng nhất. Bạn nên đo đạc kỹ và đánh dấu vị trí bắt đầu và kết thúc cầu thang. Sau đó, hãy cố định 2 điểm này bằng những ốc vít trước khi bắt đầu.
Bước 4: Lắp đặt các bậc thang
Thao tác này yêu cầu bạn cần phải cẩn thận và tỉ mỉ nhất. Việc chia khoảng cách giữa các bậc thang cũng quan trọng để tránh mất cân bằng giữa các bậc. Sau khi lắp đặt xong, hãy kiểm tra cẩn thận để tránh sai sót nhé.
Bước 5: Phủ sơn cầu thang bằng lớp chống rỉ sét
Lớp sơn này sẽ giúp cầu thang tăng tuổi thọ, bảo vệ được các kết cầu bên trong.
Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu về loại cầu thang này, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn lựa chọn được dễ dàng hơn!